CÔNG CỤ HỖ TRỢ GỒM NHỮNG GÌ?
Như chúng ta đã biết phân biệt giữa công cụ hỗ trợ và trang thiết bị trong bài Phân biệt công cụ hỗ trợ và trang thiết bị. Qua đó, theo quy định của pháp luật thì có rất nhiều loại công cụ hỗ trợ. Nhưng không phải ai cũng được trang bị công cụ hỗ trợ. Vậy, Công ty bảo vệ được trang bị những công cụ hỗ trợ gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ liệt kê chi tiết về công cụ hỗ trợ.
Công cụ hỗ trợ gồm những gì?
Theo Khoản 11, Điều 3, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017. Luật này có hiệu lực từ ngày 01/07/2018.
Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:
a) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze; lưới, súng phóng dây mồi, súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay; pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;
b) Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
c) Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;
d) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;
đ) Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;
CÔNG TY BẢO VỆ ĐƯỢC TRANG BỊ NHỮNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ GÌ?
Câu hỏi đặt ra là thế công ty bảo vệ được trang bị những công cụ hỗ trợ gì? Liệu bảo vệ có được trang bị tất cả những công cụ hỗ trợ nêu trên hay không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây,
Như chúng ta đã biết, theo quy định chung thì lực lượng bảo vệ chỉ được trang bị 4 loại công cụ hỗ trợ. Đó chính là Dùi cui điện, Dùi cui kim loại, Dùi cui cao su; và Găng tay bắt dao. Xin lưu ý đó là “lực lượng bảo vệ”, có nghĩa là những nhân viên bảo vệ thuần túy thì chỉ được trang bị những công cụ hỗ trợ vừa nêu.
Do khái niệm “lực lượng bảo vệ” là rất rộng, nên pháp luật mới quy định rõ ràng như vậy. Trên thực tế, một số bảo vệ được trang bị súng, bình xịt hơi cay, áo giáp. Vậy bảo vệ được trang bị những công cụ hỗ trợ gì?
Những công cụ hỗ trợ được trang bị cho lực lượng bảo vệ dịch vụ
Nếu đáp ứng được những yêu cầu quy định của pháp luật. Lực lượng bảo vệ được trang bị công cụ hỗ trợ mức tối đa, như sau:
– Súng bắn điện
– Súng bắn đạn nổ, cao su, hơi cay
– Dùi cui điện
– Roi sắt, (rùi cui kim loại)
– Dùi cui cao su
– Áo giáp
QUY ĐỊNH VỀ TRANG BỊ SÚNG CHO LỰC LƯỢNG BẢO VỆ
Súng là loại công cụ hỗ trợ được trang bị có điều kiện. Đó là lý do tại sao các Vệ sĩ PMV được trang bị súng. Còn đối với các bạn làm nhân viên bảo vệ trực ở Mục tiêu thì hãy nhớ rằng bạn chỉ được trang bị Dùi cui điện, Dùi cui kim loại, Dùi cui cao su và Găng tay bắt dao.
Bảo vệ được trang bị những công cụ hỗ trợ là súng nhưng …
Trong phần Phụ Lục đính kèm, luật pháp quy định một số đối tượng được trang bị súng. Cụ thể như sau:
Lực lượng bảo vệ chuyên trách và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cơ quan nhà nước; công trình quan trọng về quốc phòng an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao; trên tàu hỏa; ngân hàng; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh vàng, đá quý, ngoại hối, tiền Việt Nam khi có phương án bảo vệ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
Đó! Thứ nhất là lực lượng bảo vệ chuyên trách. Còn lực lượng bảo vệ chuyên trách là ai thì các bạn tìm hiểm thêm nhé!
Thứ hai là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ, nhưng hãy nhớ rằng không phải doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ nào cũng được trang bị nhé! Phải có điều kiện đi kèm đấy!
Điều kiện để được trang bị Súng cho lực lượng bảo vệ
Muốn được trang bị súng thì phải đang “thực hiện nhiệm vụ bảo vệ cơ quan nhà nước; công trình quan trọng về quốc phòng an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao; trên tàu hỏa; ngân hàng; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất”. Đó là những Mục tiêu mà bạn đang bảo vệ thì mới có thể được trang bị súng.
Còn thêm đối tượng doanh nghiệp này cũng được trang bị súng nhé các bạn. Đó là “doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh vàng, đá quý, ngoại hối, tiền Việt Nam”
Bảo vệ được trang bị những công cụ hỗ trợ là súng cho một số trường hợp
Nếu bạn chỉ làm việc ở mục tiêu trên hoặc thuộc doanh nghiệp nêu trên thì chưa đủ điều kiện để trang bị súng đâu nhé! Bạn phải có phương án bảo vệ trong phương án nói rõ vị trí nào cần trang bị súng? Phương án đó phải được phê duyệt, “khi có phương án bảo vệ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt”.
Quy định về việc trang bị súng nói riêng và trang bị công cụ hỗ trợ nói chung là không đơn giản. Đến giờ thì bạn đã biết Công ty bảo vệ được trang bị những công cụ hỗ trợ gì. Tuy nhiên, để được mua phải có xin phép. Để được sử dụng phải xin phép. Muốn biết thêm chi tiết hoặc cần tư vấn. Các bạn gọi đến Tel: (028) 3730.5826. Di Động : 0916 031 952 để được tư vấn nhé!
Thủ tục xin giấy phép mua và sử dụng công cụ hỗ trợ
Khi bạn có đủ điều kiện sử dụng bạn phải đi mua công cụ hỗ trợ. Trước khi đi mua bạn phải xin giấy phép mua. Có giấy phép này người ta mới bán cho bạn. Sau khi mua xong bạn tiếp tục phải xin giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ.